Mở quán bán bún chả có lãi không? Cần bao nhiêu vốn để mở quán bún chả? Phải làm gì để mở quán bún chả luôn đông khách? Trên đây là những câu hỏi thường trực khi bạn bắt đầu một công việc kinh doanh. Bạn thấy có những người mở quán bún chả hốt bạc triệu/ngày, trong khi những người đổ vào đến 400 triệu vẫn lỗ. Kinh doanh sẽ như một ván bạc nếu như bạn không có kiến thức và kinh nghiệm. Để đi tìm đáp án cho bài toán khó này, bài viết dưới đây với những lời khuyên từ nhà kinh doanh tài ba sẽ giúp bạn giải bài toán khởi nghiệp. Đừng bỏ lỡ!
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún thịt nướng
Tiềm năng của kinh doanh quán bún chả
Bún chả là thức quà có sức sống lâu bền nhất của mảnh đất Hà Thành nghìn năm văn hiến. Trải qua bao nhiêu năm, bún chả vẫn gắn liền với cuộc sống của người dân và trở thành món ăn sáng, ăn trưa, thậm chí là ăn tối, ăn đêm ngon miệng của người Việt.
Trong những hằng hà sa số các đặc sản của ẩm thực Việt Nam, bún chả vẫn vinh dự được vị Tổng thống Obama của xứ Cờ Hoa lựa chọn để thưởng thức trong chuyến công tác tới thủ đô. Chỉ với lý do trên đã đủ chứng minh sức hấp dẫn của bún chả lớn cỡ nào với thực khách Việt cũng như bạn bè quốc tế. Không có vị khách nào đặt chân đến Việt Nam mà không muốn thưởng thức một bát bún chả.
Với tệp khách hàng rộng lớn như trên, đủ để có thể thấy tiềm năng của việc kinh doanh bún chả là lớn cỡ nào. Với giá thành của một suất bún chả dao động từ 25.000 đến 50.000 đồng, bún chả là một món ăn cho mọi tầng lớp. Không kén khách hàng, cũng không kén khẩu vị. Gần như 100% mọi người có thể ăn được. Nếu kinh doanh thuận lợi, chỉ sau 4 tháng là có thể thu hồi vốn.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún đậu mắm tôm
Mở quán bún chả cần bao nhiêu vốn?
Số vốn mở quán bún chả phụ thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn xác định muốn hướng tới. Dựa vào những chi phí như thuê mặt bằng, mua bàn, ghế, dụng cụ nấu ăn thì số vốn tối thiểu mà bạn cần là khoảng 50 – 70 triệu đồng.
Ngoài số vốn cần chuẩn bị để khai trương, bạn cũng nên chuẩn bị dư ra một khoản nhỏ để duy trì trong vòng 2 – 3 tháng đầu để có thể xoay vòng khi kinh doanh, ổn định được lượng khách hàng cho quán. Bán bún chả lợi ở chỗ bạn có thể lấy tiền bán được trong ngày để lấy hàng cho ngày hôm sau. Do đó, việc thu hồi vốn sẽ không tốn quá nhiều thời gian.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán bún riêu
Mở quán bún chả cần những gì?
Điều kiện cần của một người kinh doanh là vốn, còn điều kiện đủ là kiến thức kinh doanh. Bạn sẽ không thể nào thành công khi mà cứ chỉ liên tục rót vốn vào quán bún chả mà không tính toán trước sau. Mở quán bún chả cần rất nhiều yếu tố. Do đó, thứ bạn cần đầu tiên không phải là gì khác ngoài một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết
Bản kế hoạch kinh doanh sẽ chỉ ra cho bạn những cơ hội, bất lợi, những thứ bạn có và những thứ bạn cần phải đạt được để quán bún chả ngày càng đông khách hơn. Nếu bạn chưa rõ ràng những thứ mình phải viết ra trong bản kế hoạch thì hãy tham khảo những gợi ý sau:
Kế hoạch sử dụng vốn
Việc sử dụng vốn sao cho hợp lý không phải cá nhân mới kinh doanh nào cũng có thể làm tốt được. Vì khi mở quán bún cả có quá nhiều thứ cần chi tiêu, chỉ cần bạn không thắt chặt hầu bao là tiền sẽ đội nón ra đi mà chưa chắc đã mang về lợi nhuận như bạn mong muốn.
Vì lý do đó, bạn cần phải lập kế hoạch sử dụng vốn thật rõ ràng. Tuy rằng chắc chắn sẽ có những khoản phát sinh khi công việc kinh doanh đi vào thực tế. Việc chuẩn bị một danh sách những thứ cần tiêu cũng giúp ích cho bạn rất nhiều về cách quản lý tài chính.
Những mục cần chi tiêu khi mở quán bún chả dự tính sẽ gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí sửa sang lại quán
- Chi phí mua sắm bàn ghế, quạt, máy lạnh (nếu có)
- Chi phí làm biển hiện
- Chi phí mua dụng cụ nấu ăn gồm bộ nồi nấu phở, chảo, bếp nướng thịt
- Chi phí nhập nguyên liệu mỗi ngày gồm thịt, bún,
- Chi phí lặt vặt bao gồm: tất cả những đồ đạc phục vụ khách như bát đũa, giấy ăn, xô rác, nước lọc miễn phí…
>>>Xem thêm: Bánh tráng cuốn chả giò giá sỉ (nguyên liệu cho quán bún chả)
Khảo sát và nghiên cứu thị trường trước khi mở quán bún chả
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
Nhiều người khi mở quán bún chả thường quên đi bước này vì nghĩ rằng không cần thiết. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Khi bạn không biết được điểm mạnh/yếu của mình và điểm mạnh/yếu của đối thủ thì quán bún chả sẽ chỉ hoạt động dựa trên ngẫu nhiên mà không hề có tính toán. Do vậy, khi đối diện với những tình huống khó khăn bạn sẽ bị động mà trở tay không kịp.
Sau khi đã tìm được địa điểm kinh doanh và lên kế hoạch sử dụng vốn, bước tiếp theo bạn cần làm là khảo sát và nghiên cứu thị trường bán bún chả xung quanh nơi mà bạn định mở quán. Bạn hãy dành thời gian ra đi để trải nghiệm những quán bún chả xung quanh để xem họ có đông khách không? Và nếu như đông khách thì vì lý do gì? Không gian quán ra sao? Hương vị bún chả thế nào?
Hãy tìm hiểu kỹ và so sánh với mình xem liệu mình có làm được như họ hoặc hơn họ không? Những điểm yếu của họ bạn có khắc phục được không? Ngay khi bạn làm tốt bước này thì cơ hội thành công của quán bún chả đã cao hơn rất nhiều rồi.
>>>Xem thêm: Cách cuốn chả giò
Kế hoạch quảng bá, định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu
Việc cho khách hàng biết bạn là ai và bạn như thế nào là hết sức quan trọng để cho mọi người hiểu rõ hơn về bạn. Hãy để khách hàng biết đến bạn như “quán bún sạch nhất, ngon nhất, nhân viên và chủ quán tận tình nhất”…
Quảng bá
Sau khi bạn định vị được thương hiệu của mình, hãy tìm cách quảng bá nó thật rộng rãi. Việc xác định bạn là ai và khách hàng được gì khi ăn bún chả ở quán bạn sẽ giúp cho chiến lược quảng cáo thành công hơn.
Không có quán ăn nào tự dưng mở ra mà đã đông khách ngay từ đầu. Đặc biệt như hiện nay, chỉ đi vài bước chân là đã có thể bắt gặp một quán bún phở thì điều quan trọng là bạn phải làm cho mình thật nổi bật và khác biệt.
Để làm được điều đó, bạn cần có một chiến lược quảng cáo tốt để được khách hàng chú ý đến hơn. Quảng cáo có thể bằng hình thức tại chỗ như in bảng hiệu và slogan quán bún chả thật nổi bật. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không được bỏ qua miếng đất màu mỡ là các trang truyền thông hiệu quả như facebook, tiktok, instagram…
>>>Xem thêm: Bánh tráng gỏi cuốn (nguyên liệu cuốn rau)
Làm thủ tục pháp lý kinh doanh quán ăn
Bất kỳ quán ăn nào khi kinh doanh cũng đều phải xin giấy phép kinh doanh và đăng ký thương hiệu. Trừ khi bạn chỉ có ý định mở một quán bún chả nhỏ thì có thể bỏ qua bước này.
Học cách làm bún chả ngon
Bước cuối cùng nhưng không bao giờ kém phần quan trọng, đó là học cách làm bún chả ngon. Kinh doanh món ăn ngon đòi hỏi tự bạn phải am hiểu về món ăn cũng như cách chế biến sao cho thật hấp dẫn. Vì chất lượng món ăn chính là yếu tố quyết định trong sự thành bại của quán bún chả. Tự bạn sẽ phải là người sành ăn và am hiểu sâu về món ăn, từ đó có thể chế biến hoặc sáng tạo món ăn sao cho hợp khẩu vị nhất.
Cách làm bún chả ngon không quá phức tạp vì vốn dĩ bún chả là món ăn kết hợp từ những nguyên liệu hết sức đơn giản và dễ mua. Điều quan trọng là bạn phải nướng ra được những miếng chả thơm lừng, vừa miệng và nước mắm chấm bún chả ngon.
>>>Xem thêm: Cách làm nem cua bể
Tiêu chí của một suất bún chả ngon
Một suất bún chả ngon sẽ đảm bảo những yếu tố cơ bản như:
- Chả miếng: không quá mỡ nhưng không quá nạc để khi nướng lên thịt thơm và mềm
- Chả băm: chả bạn nên tự xay bằng máy xay hoặc băm thì khi nướng sẽ mềm và ngon hơn. Vì thịt xay sẵn ở ngoài hàng rất nhuyễn, khi nướng lên dễ bị khô.
- Nước chấm: nóng và có hương vị riêng được nêm nếm vừa vặn. Đu đủ xanh và cà rốt có vị chua ngọt vừa phải, giòn tan.
Cách ướp thịt
Cách ướp thịt bún chả quyết định đến hương vị của món chả nướng. Bạn nên thử nghiệm trước vài lần với số lượng ít để tạo ra được công thức có tỉ lệ vàng, sau đó cứ vậy mà làm cho nhanh.
Cách nướng thịt
Thịt nướng trên than hoa sẽ cho ra miếng chả thơm và ngon nhất. Khi nướng bạn nhớ nướng đều tay để không bị cháy xém và làm thịt bị khô nhé.
Hiện nay ngoài bún chả chấm thì thực khách cũng có người rất thích ăn bún chả chan. Do đó nếu như bạn có thể thì hãy học cách làm cả 2 loại để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.
>>>Xem thêm: Mật mía (nguyên liệu gia vị tẩm ướp)
Kinh nghiệm mở quán bún chả X2 lợi nhuận
Đa dạng menu phục vụ cho quán bún chả
Quán bún chả không nhất thiết chỉ cần bán duy nhất bún chả. Bạn hoàn toàn có thể bán các loại bún khác như bún riêu, bún ốc, bún cá để tối đa lợi nhuận cho quán.
Ngoài món ăn ra thì bạn cũng có thể bán thêm nước uống. Vừa phục vụ nhu cầu khách hàng, vừa có thể kiếm thêm lợi nhuận, gì mà không làm đúng không nào?
Chú trọng chất lượng phục vụ
Chất lượng phục vụ trong các quán ăn ngày càng được đề cao hơn. Dù quán nhỏ hay quán to thì bạn cũng đều cần một phong thái phục vụ lịch sự nhất để khách hàng có được trải nghiệm ăn uống tốt nhất. Có vậy họ mới đánh giá tốt về bạn trước mặt người khác. Chỉ cần hôm nay có 1 thực khách hài lòng, ngày mai bạn sẽ có thêm ít nhất 1 vị khách mới nữa.
Khách hàng chính là công cụ quảng cáo tốt nhất cho quán bún chả của bạn. Do vậy, khâu phục vụ nhất định không được lơ là bạn nhé. Đặc biệt, nếu bạn có nhân viên thì cũng cần đào tạo cho nhân viên để có được thái độ phục vụ tốt nhất.
Đầu tư vào thị trường online
Thị trường online hiện nay đang là mảnh đất vàng để gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Có rất nhiều nhân viên văn phòng không có thời gian ra ngoài ăn mỗi buổi trưa, cũng có rất nhiều người bận không muốn nấu ăn vào mỗi buổi tối. Đó là khi họ cần đến bạn. Chẳng có lý do gì để bỏ qua phương pháp bán hàng đầy tiềm năng này.
Bạn có thể tạo một trang bán hàng trên facebook và quảng cáo để nhiều người biết đến bạn hơn, rồi sau đó bán bún chả ngon cho họ. Bạn cũng có thể sử dụng Marketplace, nền tảng quảng cáo và bán hàng miễn phí của facebook.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cửa hàng trên những app đặt đồ ăn như Now, Grabfood… để tối đa hóa lượt tiếp cận khách hàng cho quán bún chả. Một điều quan trọng nhất là bạn nhớ đầu tư về mặt hình ảnh nhé. Ảnh chụp không cần quá ảo nhưng cũng phải đảm bảo đẹp mắt và chụp trong không gian sạch sẽ. Có vậy thì khách hàng mới yên tâm khi đặt món ăn từ quán của bạn.
Trên đây là kinh nghiệm mở quán bún chả để nắm chắc phần thắng trong tay. Rất hy vọng thông tin này hữu ích và hiệu quả đối với việc kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công.
THAM KHẢO THÊM:
- kinh nhiệm kinh doanh
- kinh nghiệm kinh doanh
- marketing là gì
- kinh nghiệm mở quán cà phê
- kinh nghiệm mở quán nước mía
- kinh nghiệm mở quán nước
- kinh nghiệm mở quán bia
- kinh nghiệm mở quán nước ngọt
- kinh nghiệm mở quán bún đậu
- kinh nghiệm mở quán bún riêu
- kinh nghiệm mở quán nước chè
- kinh nghiệm mở quán chè thập cẩm
- kinh nghiệm mở quán trà sữa
- kinh nghiệm mở quán bún thịt nướng
- kinh nghiệm mở quán bún chả
- kinh nghiệm mở quán bún bò huế
- kinh nghiệm mở quán phở
- kinh nghiệm mở quán ăn sáng
- kinh nghiệm mở quán bánh mì
- kinh nghiệm mở quán bánh cuốn nóng
- kinh nghiệm mở quán bánh canh
- kinh nghiệm mở quán bánh xèo
- kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt
- kinh nghiệm mở quán cơm sườn
- kinh nghiệm mở quán cơm gà
- kinh nghiệm mở quán cơm văn phòng
- kinh nghiệm mở quán cơm chay
- kinh nghiệm mở quán cơm niêu
- kinh nghiệm mở quán cơm bình dân
- mẫu menu quán ăn
- kinh nghiệm mở quán hủ tiếu
Báo chí internet nói về kinh nhiệm kinh doanh:
- https://folkd.com/detail/https%3A%2F%2Fthaiphong.net%2Fcat%2Fkinh-nghiem-kinh-doanh
- https://www.instapaper.com/read/1590084941
- https://linkhay.com/blog/525129/nhung-kinh-nghiem-mo-quan-kinh-doanh-co-lai-lon
- kinh nhiệm kinh doanh - https://amis.mof.gov.np/web/shopdacsanhaiyen/home/-/blogs/mo-tiem-banh-ngot-can-bao-nhieu-von
- https://www.sp-church.org.tw/web/bachshop/home/-/blogs/14043033
- https://caxman.boc-group.eu/web/wikiviet/home/-/blogs/kinh-doanh-banh-xeo-thu-bac-trieu